Huntkey là thương hiệu quen thuộc đối với thị trường thiết bị ngoại vi & linh kiện máy tính ở Việt Nam. Được người tiêu dùng biết tới với các sản phẩm nguồn máy tính (PSUs) giá rẻ, phân khúc phổ thông. Ngoài ra Huntkey còn có các dòng sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và cao cấp. Ví dụ như Titan hay X7 đã ra mắt hơn 10 năm về trước. Hay gần đây nhất là dòng sản phẩm MVP khi ban đầu Huntkey hợp tác với Seasonic để sản xuất thế hệ đầu tiên. Sau khi có đủ kinh nghiệm họ bắt đầu tự sản xuất các thế hệ MVP kế tiếp
MVP Platinum P1200X 1200W là dòng sản phẩm cao cấp mới nhất của Huntkey tính tới thời điểm hiện tại. Có công suất 1200W, đạt chuẩn 80Plus Platinum, Active PFC fullrange 120-240V, Hệ thống cáp 100% dạng rời( full modullar) và quạt làm mát semi-fanless I-Hộp và Phụ kiện: Hộp của MVP Platinum P1200X 1200W có kích thước lớn tông màu trắng bạc. Có thể đây là sản phẩm dành cho thị trường Trung Quốc vì thế các thông số kĩ thuật in ở mặt sau của hộp đều được ghi bằng tiếng Trung
Phụ kiện kèm theo MVP Platinum P1200X 1200W đơn giản chỉ gồm: 1 dây nguồn tháo lắp nhanh chuẩn CN, 4x Ốc bắt nguồn, và 1x sách HDSD
II-PSU 1-Bên ngoài: MVP Platinum P1200X 1200W được sơn tĩnh điện màu trắng với họa tiết xung quanh màu đèn và phần chắn quạt màu đỏ, Sử dụng quạt làm mát 120mm cũng màu trắng
Công suất danh định: 1200W, Single rail 12V@1200W, Active PFC full range 120-240Vac, 80Plus Platinum
2-Bên trong: MVP Platinum P1200X 1200W sử dụng thiết kế Interleaved PFC + Cộng hưởng LLC nữa cầu(Half-Bridge) + Chỉnh lưu đồng bộ ngõ ra + DC to DC (5V& 3.3V). Layout( bố cục) mạch in độc đáo với các thanh đồng busbar kết nối các đường điện đem lại sức chịu tải cao. Điểm ấn tượng nhất vẫn là thiết kế dạng "cặp "của cuộn cảm mạch Interleaved PFC và biến áp chính .
Bảng linh kiện sử dụng trên MVP Platinum P1200X 1200W:
Tầng lọc nhiễu EMI đầy đủ với 2 lớp lọc chính, kèm theo thành phần chống sét MOV và IC discharge tụ X
Cặp diode cầu công suất lớn GBJ25V08 (25A) được đính trên phiến tản nhiệt riêng. Sát bên là thành phần giảm dòng khởi động với 1 Nhiệt điện trở âm (NTC) "siêu to" và trị số cũng to không kém(10ohm) giúp hạn dòng nạp của cặp tụ chính Aishi(TQ) 560uF/450V xuống thấp nhất có thể. Nhưng bù lại Relay(bypass) thông số chịu đựng lại hơi nhỏ đối với PSU 1200W
Tất cả Mosfet của tầng PFC và PWM/LLC đều là loại TK39N60W của Toshiba và cùng bắt trên một tấm tản nhiệt nhôm. Tầng PFC thiết kế dạng Interleaved PFC nên sẽ có 2 mạch PFC riêng biệt hoạt động lệch pha nhau dưới sự điều khiển của IC dao động On-semi NCP1652G. Tầng PWM/LLC sử dụng IC dao động SSC9522S tới từ hãng Sanken thay vì các IC thông dụng của Champion
Từ trái qua phải chúng ta có thể thấy sự sắp xếp thẳng hàng và gọn gàng của cuộn cảm đôi của tầng PFC, Biến áp đôi của tầng PWM/LLC và ngay tại ngõ ra phía thứ cấp sẽ được dẫn vào 1 bo module chứa các Mosfet chỉnh lưu đồng bội bởi 2 thanh đồng busbar to dày bắt ốc chắc chắn
Có 8 Mosfet HGQ014N04B-G(100A) được tản nhiệt trực tiếp bởi quạt làm mát qua 1 tấm nhôm dày và dán tiếp qua phần lưng của PSU. Các Mosfet này sẽ làm nhiệm vụ chỉnh lưu đường 12V duy nhất trên PSU. Dưới sự điều khiển của IC TEA2095TE. Ngay phía dưới là 2 cảm biến nhiệt cho mạch Smart fan và OTP .
Đường 5V và 3.3V được tạo ra từ khối mạch VRM(DC to DC) sử dụng IC dao động Anpec APW7159C(2ch) lái tới 8 Mosfet AON6512(150A). Theo thông số từ NSX hai đường điện này có thể cho ra tối đa 30A mỗi đường và Tổng công suất đạt 170W. Đây là mức công suất tương đối lớn do hiện nay không còn nhiều thiết bị sử dụng 2 đường điện này. Ngoại trừ các "tín đồ" của việc lưu trữ ( sử dụng nhiều HDD)
IC giám sát sử dụng loại Infino IN1S429I cung cấp 4 chế độ bảo vệ OCP, UVP, OVP, SCP . Chúng ta có thể thấy 4 Rshunt(cảm biến dòng) của mạch OCP cho đường 5V và 3.3V nằm ngay phía trên
Mạch cấp trước của MVP Platinum P1200X 1200W cũng là 1 điểm thú vị, khi được thiết kế như mạch của sạc di động sử dụng IC dao động Quasi Flyback ICE2QS03G lái 1 Mosfet JSC4N70C(4A). Và ngõ ra được chỉnh lưu đồng bộ bởi 1 IC/Mosfet 9011AR10-H. Đây là PSU đầu tiên mà f14lab thử nghiệm sử dụng thiết kế mới này. Khi đa phần đều sử dụng Diode Schottky chỉnh lưu ngõ ra bởi vì chi phí thấp và thiết kế mạch đơn giản
Nếu là 1 tín đồ của Tụ Nhật thi rất tiếc sẽ làm bạn phải thất vọng khi MVP Platinum P1200X 1200W chỉ sử dụng các thương hiệu tự tới từ Trung Quốc và Đài loan như Samxon, X-con, APAQ, Aishi. Tuy vậy như đã từng nhắc tới ở các bài review/đánh giá trước đây. Mosfet thứ dễ "die" nhất nhì trong bộ nguồn thì MVP Platinum P1200X 1200W sử dụng thương hiệu nhật bản(Toshiba). Tương tự với IC dao động(Sanken, On-semi)
Phần mạch in của MVP Platinum P1200X 1200W sạch đẹp. linh kiện cắt tỉa gọn gàng. xuất hiện vài vết bút lông xanh như đánh dấu của công đoạn AOI
III-Thử nghiệm 1-Thử tải: Quá trình thử nghiệm sẽ tiến hành dựa trên thông số mới của chuẩn ATX3.0 và Test plan Doc #338448 đc cung cấp bởi Intel Chất lượng điện áp thu được từ MVP Platinum P1200X 1200W là rất tốt. Điện áp dao động nhỏ nằm gọn trong chuẩn ATX yêu cầu. Do trang bị DC to DC nên không có điều bất thường dù chỉ là nhỏ nhất ở các mức tải không đồng đều (CL). Hiệu suất tối đa đạt được 93,5@230Vac và luôn giữ trên 90% tại các mức tải. Đạt chuẩn 80Plus Platinum
2-Inrush current testing ( Dòng khởi động):
Dòng khởi động của MVP Platinum P1200X 1200W ở mức thấp chỉ lớn hơn 1 chút so với HX1500i sử dụng 1 cặp NTC 7ohm mắc nối tiếp
3-Sync Transient response test ( Tải biến thiên):
*Capacitance load: 3300uF per rails (12V1, 12V2, 5V, 3.3V, 5Vsb)
Slew rate: 12V: 5A/uS(12VHPWR) hoặc 2.5A/uS. 5V & 3.3V: 1A/uS . 5Vsb: 0.1A ( theo intel ATX3.0 )
Quá trình thử nghiệm tải biến thiên được xây dựng lại dựa trên yêu cầu mới từ Intel ATX3.0 gồm 2 bài thử nghiệm. Các yêu cầu mới này sẽ ép PSU nặng nề hơn. Đặc biệt nếu các PSU này có trang bị đầu cấp nguồn PCIe5.0/12VHPWR. Đối với MVP Platinum P1200X 1200W do không trang bị đầu cắm 12VHPWR nên mức tải có phần dễ thở hơn khi công suất tối đa(peak) chỉ là 150% thay vì 200% công suất danh định
Kết quả quá trình thử nghiệm tải biến thiên trên MVP Platinum P1200X 1200W được thể hiện chi tiết ở phía dưới. Khá đang khen cho đường 3.3V khi ở tải thay đổi ở mức 50Hz PSU vượt qua dễ dàng và chỉ bị kẹt lại ở mức 10kHz. Cho dù mức tải đã được nâng lên tới 30A do được tính toán theo thông số công bố của NSX
Qua bước thử tải mô phỏng dòng tiêu thụ tức thời của card đồ họa (Power excursion) PSU dễ dàng vượt qua bài thử nghiệm này với điện áp nằm trong chuẩn ATX mà không có bất kì sự cố "sập nguồn" nào xảy ra
-50Hz Low load:
-50Hz High load:
-10Khz Low load:
-10Khz High load:
110% Load:
135% Load:
145% Load:
150% Load:
4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần):
Nhiễu cao tần của MVP Platinum P1200X 1200W đạt mức tốt khi tối đa trên dưới 30mV cho cả 3 đường điện chính.
5-Hold-up time ( thời gian lưu điện)
MVP Platinum P1200X 1200W có thời gian lưu điện khá dài lên tới 31mS. Dễ dàng thỏa yêu cầu của tiêu chuẩn ATX
6-Protection features (Các chế độ bảo vệ):
Đáng tiếc là chế độ bảo vệ OCP của đường 3.3V trên MVP Platinum P1200X 1200W hoạt động chưa thật sự chính xác khi cắt dòng lúc điện áp tụt còn 3.045V thấp hơn 0.1V so với chuẩn ATX lúc này chưa tới thời điểm mạch bảo vệ thấp áp UVP phải "ra tay". Hi vọng Huntkey sẽ tinh chỉnh lại vấn đề này.
7-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò):
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 240VAC tương đương khoảng 264VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng GW instek GLC-9000 để đo dòng rò
8-Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát ( Temp & Fan RPM):
Điều kiện môi trường : 38-45°C
MVP Platinum P1200X 1200W được Trang bị tính năng semifanless mặc định. Vì vậy khi nhiệt độ PSU chưa đủ nóng/ còn đang tải mức nhỏ quạt làm mát sẽ không hoạt động. Nhưng trong quá trình thử nghiệm với nhiệt độ môi trường trung bình đạt 40°C mạch smart fan sẽ cho PSU quay quạt ngay từ ban đầu dù đã được cho nghỉ "giữa hiệp" gần 15 phút. Điều này giúp PSU hoạt động mát khi tối đa chỉ tầm gần 70°C và 2 điểm nóng nhất lại là cái rờ le(relay bypass) và cặp biến áp chính
Fan curve của MVP Platinum P1200X 1200W khá cao để làm mát kịp thời khối linh kiện công suất phía dưới. khi tăng dần từ 800RPM tới 2500RPM
Quạt làm mát do chính Huntkey sản xuất có mã AB12025S12 sử dụng bạc đạn (Dual ball bearing) có tốc độ tối đa khoảng 2500RPM
IV-Kết luận: HuntkeyMVP Platinum P1200X 1200W có chất lượng điện áp tốt. Hiệu suất cao 93.5%@230Vac đạt chuẩn 80Plus Platinum, và vượt qua bài thử nghiệm mô phỏng dòng tức thời(peak) của card đồ hoạt với mức thử nghiệm 150% công suất danh định, nhưng với 1 psu 1200W thì điều đó cũng đủ để tải các dòng card RTX ăn điện nhất hiện nay. PSU hoạt động mát nhưng bù lại sẽ khá ồn khi tải nặng do quạt làm mát 120mm quay tới gần 2500RPM. Vẫn còn nhiều thời gian để Huntkey tiếp tục hoàn thiện dòng sản phẩm MVP của mình trở nên hấp dẫn hơn trong phân khúc cao cấp MVP Platinum P1200X 1200W là sự lựa chọn cho các cấu hình máy tính tầm trung và cao cấp sử dụng 02 CPU, sử dụng nhiều ổ cứng/HDD hay các dòng card đồ hoạt RTX đời mới Ưu điểm: -Chất lượng điện áp tốt (đạt 150% power excursion) -Chất lượng linh kiện khá tốt ( Mosfet Toshiba) -Hiệu suất cao 93.5%@230Vac - 80Plus Platinum -Semi-fanless -Dòng khởi động nhỏ Khuyết điểm: -Nên chọn Rờ le (Relay bypass) chịu tải lớn hơn -Ồn khi tải nặng
Comments
Post a Comment