REVIEW/Đánh giá - EVGA SuperNOVA 1300 P+ (1300W)

EVGA vừa công bố thế hệ tiếp theo của dòng sản phẩm nguồn máy tính cao cấp SuperNOVA có tên P+ . Dòng sản phẩm này dự kiến sẽ thay thế cho dòng P2 " huyền thoại" đã ra mắt cách đây gần 10 năm. So với người tiền nhiệm P2 thì P+ sẽ thu nhỏ về kích thước và có mức ổn định điện áp cao hơn.
Dòng P+ ngoài ra các tính năng khác sẽ được giữ nguyên như : Hiệu suất chuẩn 80Plus Platinum, 100% tụ nhật bản, hệ thống cáp dạng rời, và tính năng Semifanless
P+ series sẽ có 2 mức công suất là 1300W và 1600W
I-Hộp và phụ kiện
Hộp của 1300 P+ có kích thước tương đối lớn. thông màu đen xám bạc. Thông số kỹ thuật được in trực tiếp phía sau của hộp



Phụ kiện kèm theo 1300 P+ khá khiêm tốn so với phân khúc cao cấp, khi chỉ kèm theo 1 PSU tester bên cạnh các phụ kiện cơ bản, như ốc bắt nguồn và sách HDSD

II-PSU
1-Bên ngoài:
Tuy phí EVGA công bố P+ sẽ có chiều dài ngắn hơn P2 khoảng 2cm nhưng đó là khi nói tới bản 1600W . còn ở bản 1300W kích thước của P+ tương đồng với 1200W P2  với chiều dài lên tới 20cm. 
Phần vỏ của 1300 P+ được sơn đen nhám sử dụng quạt làm mát FDB 135mm .




1300 P+ sử dụng chấu cắm AC đầu vào C19/C20 giúp chịu tải tốt hơn đầu cắm C13/C14 thường thấy ở các PSU có công suất từ 1200W trở xuống

Công suất danh định 1300W, Single rail 12V@108A . 80Plus Platinum, chưa hiểu lí do tại sao EVGA lại ghi thông số điện lưới AC cấp vào là 200-240 khi dòng P+ được trang bị tính năng Active PFC fullrange 

Hệ thống cáp 100% dạng rời kèm theo 1300 P+ gồm có:
1x 24pin Mainboard (60cm)
2x 4+4pin ATX12V (75cm)
4x PCIe 6+2pin (75cm)
4x PCIe 6+2pin (75cm+15cm)
12x SATA (55cm+)
6x ATA (55cm+)
1x FDD adapter


2-Bên trong:
EVGA chọn FSP làm đối tác sản xuất dòng sản phẩm P+ series cũng như các dòng G+ G5 G7 BQ....Bo mạch có diện tích lớn và thoáng. Sử dụng công nghệ Active Clamp Reset Forward ( ACRF) giúp nâng cao hiệu suất chuyển đổi cũng như giảm tổn hao khi Mosfet chuyển mạch. Bên cạch đó là mạch DC to DC cho 2 đường 5V và 3.3V 




Bảng linh kiện được sử dụng trên 1300 P+


Ngay tại cửa ngõ AC đầu vào sẽ là 1 bo mạch nhỏ chứa các tụ X, Y của tầng lọc nhiễu EMI, Các thành phần còn lại nằm trên bo mạch chính của nguồn

Thành phần giảm dòng khởi động gồm có 1 NTC và 1 rờ le bypass

Cặp Diode cầu LVB 2560 (25A x2) được đính trên 1 phiến tản nhiệt lớn giúp giải nhiệt tốt hơn. Do sử dụng thiết kế ACRF vì thế 1300 P+ chỉ cần trang bị 2 tụ chính có thông số 420V 330uF tới từ hãng Rubycon mắc song song . khá "nhỏ bé" so với 1 PSU có công suất lên tới 1300W  mà vẫn đảm bảo thỏa được tiêu chuẩn ATX yêu cầu


Tầng PFC được trang bị tới 3 Mosfet công suất lớn tới từ hãng Infineon IPA60R125P6  nằm trên 1 phiến tải nhiệt riêng biệt.  Boost diode 10A nằm "ké" trên phiến tản nhiệt của tầng PWM .
Tầng PWM sử dụng 1 cặp mosfet Infineon IPA80R310CE mắc song song . kèm theo là 1 Mosfet Infineon IPU80R1K4CE có tác dụng Reset từ thông của biến áp chính 



IC điều khiển mọi hoạt động của tầng công suất được FSP thiết kế riêng có mã 6600 thuộc series MIA mà FSP thường sử dụng trên các dòng sản phẩm của mình. IC này mang trong mình cả 3 khối dao động điều khiển cho tầng PFC & PWM và cả mạch cấp trước 5Vsb vì thế khu vực cấp trước chỉ thấy 1 Mosfet CEF02N7G để lái biến áp 


Đường 12V được chỉnh lưu đồng bộ bởi 4 mosfet Infineon IPP023NE7N3 (120A x4) đóng gói dạng TO220 giúp dễ dàng tản nhiệt thông qua phiến tản nhiệt được bắt ốc ở phần lưng, 4 mosfet này sẽ đc điều khiển bởi IC driver của FSP có mã 6601

Đường 5V và 3.3V được tạo ra từ khối mạch VRM sử dụng IC dao động 2 kênh APW7159G lái 6 Mosfet BSC0901NSI (100A) chia đôi cho mỗi đường điện.


Đường 5V chính và đường 5Vsb sẽ "thông" với nhau khi PSU được khởi động xong thông qua 1 mạch đóng mở dùng 1 Mosfet NXP PSMN2R4-30YLD(100A) điều này cũng sẽ giải đáp thắc mắc tại sao đường 5V chỉ có 2 tụ rắn 470uF lọc đầu ra trong khi đường 5Vsb có hẳn 1 cặp tụ 3300uF . cách làm này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất của đường 5Vsb . 

IC giám sát hoạt động của 1300 P+ tới từ hãng Weltrend có mã WT7527RT (OCP/SCP/UVP/OVP) hỗ trợ đáp ứng yêu cầu về Timing mới nhất tới từ Intel


Phần bo mạch chứa jack cắm modul được trang bị thêm các tụ rắn lọc nhiễu . mạch in sạch đẹp mói hàn sáng bóng


III-Thử nghiệm
1-Thử tải:
1300 P+ Hoàn thành tốt các mức tải với mức dao động không đáng kể (~1%) . Hiệu suất tối đa đạt 93%@230VAC




2-Inrush current testing ( Dòng khởi động):
Dòng khởi động của 1300 P+ khá nhỏ so với 1 PSU 1300W . điều này có thể hiểu được khi cặp tụ chính của 1300 P+ có điện dung tổng chỉ là 660uF.

3-Transient response test ( Tải biến thiên): 
*Từ ngày 1/3/2022 f14lab nâng cấp hệ thống tải lên bản chroma 6330 nhằm sử dụng tính năng đồng bộ bật/tắt, việc làm này sẽ ép khả năng của PSU 1 cách chính xác/nặng nề hơn . bên cạnh đó Các rail DC của nguồn sẽ được mắc với 1 tụ 3300uF/16V ( theo intel ATX design guide)
Khá đáng tiếc cho 1300 P+ khi đường 3.3V vượt ra khỏi tiêu chuẩn ATX . Các đường điện còn lại đều dao động trong tiêu chuẩn ATX yêu cầu

1mS:


10mS:


100mS:



4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần):
1300 P+ có mức ripple noise rất tốt, khi tất cả các đường điện đều dao động dưới 20mV. mức nhiễu gần như tương đồng dòng 1200 P2 tuy nhiên 1300 P+ không cần phải trang bị cáp có đính tụ để làm được điều này







5-Hold-up time ( thời gian lưu điện):
Một trong những điểm mạnh của thiết kế ACRF là thời gian lưu điện rất lâu và NSX có thể giảm chi phí sản xuất bằng việc chọn tụ chính có điện dung thấp hơn. và 1300 P+ là 1 ví dụ rõ ràng cho việc này khi mức hold up time lên tới 20mS



6-Protection features (Các chế độ bảo vệ):
Các chế độ bảo vệ OCP/SCP của các đường điện 12V, 5V, 3.3V và 5Vsb hoạt động tốt và nhạy trên 1300 P+

7-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò) 
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 240VAC tương đương khoảng 264VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng  GW instek GLC-9000  để đo dòng rò

8- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát ( Temp & Fan RPM):
Điều kiện môi trường : 38-45°C
1300 P+ có nhiệt độ hoạt động tương đối mát. ngoài việc hiệu suất cao ít tỏa nhiệt thì cũng nhờ đến khả năng làm mát của quạt tản nhiệt,có thể EVGA đã tính tới trường hợp người dùng PSU này sẽ sử dụng trong việc "cày trâu" mining . Bù lại độ ồn sẽ tăng khi quạt khi bắt đầu quay ở 900RPM.
Chúng ta có thể bật tính năng ECO (Semi-fanless) để quạt không quay khi tải nhẹ khi cần PSU hoạt động yên tĩnh nhất có thể


1300 P+ sử dụng quạt tới từ hãng Protechnic MGA13512XF-Ạ 12V 0.38A , FDB fan

IV-Kết luận:
EVGA SuperNOVA 1300 P+ có phẩm chất điện áp và chất lượng linh kiện tốt,  Hiệu suất 93@230VAC đạt chuẩn 80Plus Platinum , PSU hoạt động mát. có chế độ ECO (semifanless) người dùng có thể điều chỉnh PSU hoạt động theo nhu cầu sừ dụng
EVGA SuperNOVA 1300 P+ là sự lựa chọn hấp dẫn cho các cấu hình cao cấp sử dụng các card đồ họa thế hệ mới 
Ưu điểm:
-Chất lượng linh kiện tốt ( 100% tụ nhật, Mosfet Infineon)
-Chất lượng điện áp & hiệu suất khá tốt
-Hold up time dài
-Ripple noise tốt
-Hệ thống cáp 100% modul dài và mềm 
Khuyết điểm:
-Cần cải thiện đường 3.3V khi tải biến thiên (transient)

-Xin cảm ơn EVGA đã cung cấp sản phẩm review !

Comments